Tuesday, May 20, 2014

“THẰNG MÕ”

BÀI THƠ “THẰNG MÕ” CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG

 

Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) là vị Vua anh minh trị vì thời đại cực thịnh của chế độ Phong kiến Việt Nam, là nhà văn hoá lớn, Đại Nguyên suý của Hội Tao Đàn, có nhiều bài thơ chữ Hán uyên thâm.Nhà Vua thường đi vi hành, rất gần dân và làm nhiều thơ, câu đối bằng chữ Nôm. Vào thế kỷ XV, chữ Nôm chưa phát triển đến mức trở thành ngôn ngữ văn học hoàn chỉnh, càng thấy sự vĩ đại của Lê Thánh Tông (cùng với Nguyễn Trãi, nguyễn Bỉnh Khiêm…).
Bài thơ “Thằng mõ” và nhiều sáng tác bằng chữ Nôm khác của Lê Thánh Tông đề cập đến những người cùng khổ nhất trong xã hội.
Tôi muốn hoạ bài “Thằng mõ” để nói về những người làm việc họ, những người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, vất vả, tốn kém cả thời gian, sức lực
và tiền bạc, nhưng đã tự nguyện cống hiến cho dòng họ của chúng ta, không đòi hỏi bất cứ điều gì.
Mong mọi người cùng hưởng ứng.
Phạm Văn Dương
Thằng Mõ

Mõ này cả tiếng lại dài hơi, 
Mẫn cán (1) ra tay chẳng phải chơị  
Mộc dạc (2) vang lừng trong bốn cõi, 
Kim thanh (3) rền rĩ khắp đòi nơi(4)  
Trẻ già chốn chốn đều nghe lệnh,  
Làng nước ai ai phải cứ lờị  
Trên dưới quyền hành tay cắt đặt,  
Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.

Lê Thánh Tông
Chú thích:
(1). Mẫn cán: Nhanh nhẹn, giỏi giang
(2). Mộc dạc: Mõ bằng gỗ
(3). Kim thanh: tiếng kêu như tiếng kim loại (đồng, vàng)
(4). Ðòi nơi: nhiều nơi, đòi là chữ cổ, có nghĩa là nhiều
.
MÕ HỌ

Liệu có thừa cơm lại rỗi hơi? 
Lao vào việc họ, phải đâu chơi  
Tay làm, miệng nói, lo bao việc  
Óc nghĩ, chân đi, bận khắp nơi  
Công sức bỏ ra không nhận trả  
Bạc tiền đóng góp chẳng mong lời  
Tự mình cống hiến cho dòng họ  
Chớ đợi ai lo chỗ đứng ngồi

           Bài họa của PHẠM VĂN DƯƠNG

Người đăng: Mõ Làng Bách Hợp Houston (5/20/2014)

 





No comments:

Post a Comment