Monday, May 19, 2014

Cứu thương

Cứu thương: Các nguyên tắc chung và kỹ thuật sơ cấp cứu

 

I – Mục đích : Duy trì sự sống Không làm nặng thêm Giúp nạn nhân sớm phục hồi
II – Thái độ & hành động : Bình tỉnh – Xác định nguyên nhân gây tai nạn – Giải pháp sơ cứu an toàn , nhanh , hiệu quả – Trấn an nạn nhân Đánh giá tình trạng sức

I – Mục đích :
  • Duy trì sự sống
  • Không làm nặng thêm
  • Giúp nạn nhân sớm phục hồi
II – Thái độ & hành động :
  • Bình tỉnh – Xác định nguyên nhân gây tai nạn – Giải pháp sơ cứu an toàn , nhanh , hiệu quả – Trấn an nạn nhân
  • Đánh giá tình trạng sức khỏe nạn nhân
  • Gọi sự trợ giúp – Hướng dẫn công việc cho người trợ giúp
  • Ưu tiên sơ cứu người bị nặng nhất nếu có nhiều người bị tai nạn – lưu ý người kêu la to nhất không phải là người nặng nhất
  • Giải tỏa đám đông
III – Tiến hành chẩn đoán :
Đánh giá tình trạng ý thức của nạn nhân :
  • Tỉnh : Nói – trả lời – thực hiện đúng theo lệnh
  • Lơ mơ (ngủ gà): Gọi thì tỉnh nhưng sau đó trở lại tình trạng lơ mơ
  • Lờ đờ (đờ đẫn) : Gọi không tỉnh nhưng cấu véo biết đau
  • Hôn mê : Không đáp ứng các kích thích ( gọi , cấu véo )
  • Các tình trạng không tỉnh đều là dấu hiệu nguy hiểm
  • Đánh giá tình trạng sức khỏe : Tim mạch – hô hấp – vị trí bị chấn thương – tình trạng vết thương
IV – Xử lý theo trình tự :
  • Duy trì sự sống : Bằng phương pháp hô hấp nhân tạo – cầm máu – đặt nạn nhân ở tư thế thích hợp
  • Giảm nhẹ chấn thương : Săn sóc vết thương – băng bó – bất động xương gãy
  • Giúp sớm phục hồi : Trấn an tâm lý – chăm sóc – làm giảm đau – hạn chế xê dịch – ủ ấm hoặc thoáng mát thích hợp
  • Vận chuyển : An toàn – giảm sốc – chắc chắn – nơi sẽ đưa đến , có kèm bản báo cáo ngắn gọn tình trạng của nạn nhân – thông báo gia đình và cơ quan công an nếu có nghi án
V – Những việc không nên :
1 – Không nên có động tác thừa
2 – Không nên để nhiều người xúm xít lại
3 – Không nên tháo quần áo nếu có chấn thương
4 – Không nên đổ bất kỳ thứ gì khi nạn nhân bị hôn mê
5 – Không nên cho uống nước nếu nạn nhân mất nhiều máu
6 – Không nên lay , lắc nhất là đầu nếu nạn nhân có chấn thương hoặc trong tình trạng hôn mê
7 – Không nên dựng nạn nhân đứng dây nếu nạn nhân không có mạch
8 – Không nên kết luận vội vàng tình trạng hôn mê do say rượu
9 – Không nên ủ ấm nếu nạn nhân bị sốt cao , say nắng
10 – Không nên để nạn nhân nằm ngữa nếu nạn nhân bị hôn mê
I – Hô hấp nhân tạo :
1/ Hà hơi thổi ngạt:
  • Khai thông đường thở : Tư thế nằm – Lấy dị vật trong miệng
  • Tư thế người thổi ngạc : Ngồi ngang – tay nâng cằm – tay để trên trán và bóp mũi
  • Kỹ thuật hô hấp : Hít thật sâu – miệng áp miệng thổi mạnh – nhịp độ 15 lần/phút ( 4 -5 nhịp đầu làm nhanh )
  • Nếu lồng ngực không nhô lên : Hơi thổi không vào do thổi yếu hoặc sâu trong cổ họng nạn nhân có dị vật
  • Sử dụng phương pháp Heimlick để lấy dị vật
2/ Bóp tim ngoài lồng ngực :
a) Xác định ngưng tim :
  • Da – môi xanh tím , mạch bẹn không đập , đồng tử giãn to
b) Kỹ thuật :
  • Dùng nắm tay đập mạnh từ 5 – 6 cái vào bên trái ngực cạnh sườn ức – bắt xem mạch bẹn . Nếu mạch không có tiếng hành bóp tim ngoài lồng ngực
  • Quỳ ngang – bàn tay trên bàn tay – hai cánh tay thẳng góc cơ thể nạn nhân – dùng lực toàn thân ấn xuống sao cho xương ức lún sâu từ 3 – 4 cm . Nếu trẻ em tùy theo lứa tuổi mà vận dụng phương pháp thích hợp vì xương trẻ em mềm dễ gãy .
  • Nhịp độ 60 lần/phút – trẻ em từ 10 tuổi trở xuống từ 80 – 90 lần/phút – trẻ sơ sinh thì 100 lần/phút
3/ Kết hợp :
  • 1 người : 15 lần bóp tim – 2 lần thổi ngạc
  • 2 người : 5 lần bóp tim – 1 lần thổi ngạc
4/ Kết quả :
  • Bắt thấy mạch bẹn – da, môi hồng lại – đồng tử co nhỏ
  • Nếu sau 30 phút tình trạng không thay đổi thì xem như nạn nhân tử vong
II – Garo cằm máu :
Nếu vết thương chảy máu nhiều :
  •  Xác định động mạch
  •  Dây xiết – đè ép – băng chèn động mạch trên vết thường khoảng từ 2 – 5 cm . Nếu vùng đặc biệt thì dùng phương pháp băng chèn
  •  Thời gian garo không quá 6 giờ
  •  Nới garo từ 1 – 2 phút / 1 lần / 1 giờ , tối đa là 5 lần
  •  Lập phiếu ghi cụ thể : Họ tên nạn nhân – vết thương – tên người đặt garo – giờ đặt – lần thứ nới garo vào giờ
III – Băng bó vết thương :
1/ Xác định vết thương :
  •  Tình trạng – vị tr í – độ sâu
  •  Nếu nặng thì nhanh chóng băng bó rồi chuyển nạn nhân đi liền
2/ Xử lý ban đầu :
         a) Vết thương sâu vùng mình nạn nhân :
  •  Đậy kín vết thương tránh gió vào trong cơ thể
  •  Thủng lồng ngực & sau lưng : Đậy kín vết thương tránh gió vào phổi
  •  Bụng bị lồi ruột : Dùng chén , tô , … đậy vết thương tránh gió và làm dị vật dính vào ruột
b) Săn sóc vết thương :
  •  Vô trùng dụng cụ và hạn chế nhiễm trùng vết thương
  •  Rửa từ trong ra ngoài và vùng ngoài vết thương theo đường xoắn ốc
3/ Kỹ thuật băng bó :
           a) Các loại băng thông dụng :
  •  Băng thun – băng cuộn – băng vải tam giác
            b) Yêu cầu băng :
  •  Không băng thẳng vết thương mà phải băng trên miếng gạc
  •  Băng phủ kín vết thương , nếu nơi ngón tay – chân phải chừa một ít để theo dõi máu lưu thông
  •  Gọn , vừa chặt đủ để máu lưu thông
  •  Khóa băng bảo đảm không bị tuột
           c) Các kiểu băng :
  •  Băng xoắn ốc : Phần thẳng của các chi tay – chân
  •  Băng số 8 ( còn gọi băng chữ X ) : Phần lồi hoặc khuyết của các chi tay – chân ( Khủyu tay, chỏ , nhượng chân , đầu gối , bàn ngón tay – chân , bắp đùi )
  •  Băng lật ( còn gọi băng rẽ quạt ) : Đầu – đầu bàn tay – chân
IV – Bất động cố định xương gãy :
1/ Chẩn đoán xem gãy :
          a) Gãy xương khép kín :
  •  Xương bị nứt : Vút nhẹ lần theo chổ đau của nạn nhân . Nơi nào nạn nhân đau nhiều khi chạm đến là nơi bị tổn thương
  •  Xương gãy nhưng không đâm ra ngoài : Chỗ gãy sưng to và bầm xanh
b) Gãy xương hở:
  •  Xương gãy đâm ra ngoài thịt : Xử lý vết thương trước , tránh làm tổn thương phần xương gãy
2/ Yêu cầu :
  •  Nhẹ nhàng – Không lay động nạn nhân nhiều
  •  Không kéo , sửa xương gãy
  •  Cố định xương gãy thật chặc , đảm bảo nơi bị tổn thương sẽ không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển nạn nhân nhưng không nên buộc chèn trên động mạch
  •  Sử dụng nẹp đúng theo chiều dài của chi nơi có tổn thương
3/ Kỹ thuật cột dây cố định xương gãy :
  •  2 đầu nẹp cần bọc kín và êm để không gây trầy da nơi 2 đầu nẹp
  •  Lót đệm dọc theo 2 bên nẹp
  •  Cột buộc dây trên và dưới nơi bị tổn thương
  •  Sau khi cố định xương gãy xong cần phải bất động chi bị thương bằng cách cột chi bị tổn thương với phần cơ thể không bị thương
V – Tải thương :
1/ Nâng , nhấc nạn nhân :
  •  Xúc muỗng , cầu nối
a/ Tải thương không cáng :
  •  Tùy theo chấn thương của nạn nhân
b) Một người :
  •  Dìu – bế – cõng – vác .
c) Hai người :
  •  Làm kiệu
2/ Tải thương có cáng :
  •  Cáng tự tạo : 2 cây dài , chắc chắn , dây , áo , mền , . . . . .
  •  Đầu nạn nhân hướng về người đi trước . Người đi sau có khả năng quan sát trạng thái nạn nhân
  •  Người đi sau phải cách chân nạn nhân khoảng 40 cm để thấy trở ngại phía trước
  •  Luôn di chuyển nạn nhân ở phương nằm ngang



Băng bằng khăn tay :
 
Khăn phải sạch, xếp chéo thành hình tam giác, đặt chỗ bị thương vào giữa khăn, không để bi cấn đau, đầu nhọn để ở phần ngón tay, xếp phân đầu nhọn vào, hai góc khăn còn lại xếp vào và vòng qua cổ tay, buộc lai bằng gút dẹp.


Băng đầu gối




SƠ CỨU VÀ VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG

II.    DI CHUYỂN NẠN NHÂN TỪ HIỆN TRƯỜNG TỚI BỆNH VIỆN.
Việc cấp cứu nạn nhân tại hiện trường cần được tiến hành nhanh chóng và chuyển nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Đặt miếng lót để khiêng nạn nhân: Cần ít nhất 4 người.
-    Một người (A) đứng trên đầu nạn nhân, hai người đứng bên phía nạn nhân sẽ xoay lưng, một người đứng bên đối diện.
-    A chỉ huy, mọi người cùng lăn nghiêng nạn nhân qua như lăn một khúc cây trong khi A giữ cho đầu nạn nhân xoay chuyển đồng trục với cơ thể. Nạn nhân phải được xoay nghiêng đồng trục sao cho cơ thể không bị vặn khi xoay.
-    Một người đứng phía sau lưng nạn nhân đặt một miếng vải (chiều dài phải dài hơn nạn nhân, chiều rộng tối thiểu gấp đôi chiều rộng của nạn nhân) được cuộn lại một nửa theo chiều dài, đẩy phần miếng vải được cuộn lại sát về phía bên dưới (gần mặt đất) của nạn nhân.
-    Đặt nạn nhân trở lại tư thế nằm ngửa. Kéo phần vải cuộn lại ra.

Chuyển nạn nhân lên ván cứng:
-    Nếu có xuồng cấp cứu, chuyển nạn nhân lên xuồng cấp cứu. Nếu không có xuồng cấp cứu cần chuyển nạn nhân lên miếng ván cứng trước khi đặt lên cáng để tiện cho việc di chuyển khi đi chụp Xquang hoặc làm các xét nghiệm lúc đầu khi tới bệnh viện.
-    Một người (A) đứng trên đầu nạn nhân và chỉ huy, 8 người khác đứng hai bên nạn nhân.
-    Những người đứng hai bên nạn nhân nắm vào miếng vải lót, hai người ngang vùng vai, hai người ngang vùng lưng – thắt lưng, hai người ngang vùng mông và hai người dưới chân.
-    Đặt miếng ván cứng bên cạnh, tất cả cùng khiêng nạn nhân qua miếng ván cứng sao cho cơ thể nạn nhân thẳng trục và di chuyển theo kiểu tịnh tiến lên miếng ván cứng.
-    Đặt nạn nhân nằm ngửa. Không bao giờ đặt nằm sấp khi nghi ngờ có Chấn thương cột sống cổ.
-    Dùng các dây cột ngang cố định nạn nhân vào ván, dùng bao cát hoặc quần áo nạn nhân hoặc các vật dụng khác kê hai bên đầu nạn nhân (hình 4).
-    Đặt nạn nhân đã được cố định trên miếng ván cứng lên cáng và chuyển nạn nhân tới bệnh viện.
III.    DI CHUYỂN BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN
-    Bệnh nhân cần được chuyển đi các nơi làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh trong thời gian sớm nhất trong khi vẫn còn nằm trên ván cứng.
-    Ngay sau khi không cần di chuyển nhiều nữa, bệnh nhân cần được bất động bằng nẹp cổ cứng loại Philadelphia (hai mảnh trước sau) và nẹp lưng.
-    Chuyển bệnh nhân qua giường xoay hoặc giường có nệm chống loét hoặc giường có nệm dày và độ cứng tương đối ổn định (nệm cao su). Thao tác chuyển bệnh nhân qua giường giống như khi chuyển nạn nhân lên ván cứng.
-    Trên giường bệnh, nếu không phải là giường xoay tự động hoặc có nệm chống loét hoạt động tự động, cần phải xoay trở tư thế bệnh nhân ít nhất mỗi giờ một lần để chống loét. Khi xoay giữ cho cơ thể và đầu bệnh nhân thẳng trục (giống như xoay một khúc cây).
-    Khi di chuyển giường bệnh trong bệnh viện, bệnh nhân phải được để trong một tư thế ổn định nhất.
-    Nếu di chuyển giường bệnh khi đang kéo cột sống cổ, dây kéo phải được cố định sao cho vẫn kéo được mà tạ không bị lắc khi di chuyển giường bệnh. Dùng dây cột thành một vòng nhỏ quanh dây kéo, vòng này không siết chặt dây kéo nhưng không quá rộng. Đặt vòng dây càng gần tạ càng tốt, cố định chặt vòng dây này vào một bộ phận ổn định của giường bệnh. Chú ý tránh làm cho dây kéo bị kéo lệch khỏi hướng kéo.
IV.    DI CHUYỂN BỆNH NHÂN TỚI BỆNH VIỆN KHÁC
-    Chỉ chuyển bệnh nhân khi tim mạch và huyết áp ổn định, không còn tình trạng sốc. Về hô hấp phải kiểm soát được trong khi di chuyển. Nếu bệnh nhân thở yếu phải đặt nội khí quản, nếu cần bóp bóng giúp thở. Bệnh nhân luôn cần được thở O2.
-    Lúc này bệnh nhân đã được cố định nẹp cổ, nẹp lưng và các chi, có thể đặt trực tiếp lên cáng cứng và cố định bệnh nhân vào cáng. Nếu sử dụng cáng vải thì nên đặt bệnh nhân lên ván cứng.
-    Bệnh nhân luôn cần một đường truyền để có thể xử trí các biến chứng trên đường di chuyển. Các ống thông tiểu và ống thông mũi – dạ dày cũng cần có.


 






 


No comments:

Post a Comment